Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Hướng dẫn học nhảy salsa cơ bản

Salsa là sự kết hợp của những điệu nhảy bắt nguồn từ khu vực Caribbean (đặc biệt là Cuba và Puerto Rico), Latin và Bắc Mỹ. Điệu nhảy này là sự pha trộn của điệu Mambo, Danzón, Guaguancó, Cuban Son, và những điệu nhảy đặc trưng khác của Cuba. Salsa được nhảy với nhạc Salsa. Có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng rất rõ nét của Châu Phi trong cả điệu nhảy và âm nhạc Salsa.
Salsa thường được nhảy đôi; tuy nhiên, điệu nhảy này cũng có những bước nhảy solo và các bài nhảy của một nhóm nhiều đôi và khi đó giữa các đôi sẽ có sự trao đổi bạn nhảy mà thuật ngữ của Sal sa gọi là (Rueda de Casino). Sự ngẫu hứng và các bước nhảy cởi mở là những yếu tố quan trọng hàng đầu của Salsa những đồng thời Salsa cũng là một hình thức khiêu vũ trình diễn.
Tên gọi "Salsa" vốn có nghĩa là nước sốt trong tiếng Tây Ban Nha và được hiểu là nước sốt cay trong tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ. Điệu nhảy này đam mê và cuốn hút hơn tiền thân của nó là điệu Son của Cuba. Bản thân từ salsa cũng được xem như mà một sự pha trộn của nhiều thứ gia vị tuy nhiên trong hầu hết các cách lý giải về nguồn gốc của tên gọi Salsa cho điệu nhảy lại không đề cập đến ý nghĩa này.

Nhịp và các bước nhảy

Điệu Salsa dựa trên một nhịp điệu gốc bao gồm 2 bước nhảy trong đó mỗi điệu có 4 nhịp nhỏ. Bước cơ bản thì có chỉ dùng 3 nhịp trong mỗi bước. Bước nhảy này có thể theo nhịp nhanh-nhanh-chậm, trong đó, 2 nhịp dùng để chuyển trọng tâm cơ thể; hoặc, nhanh-nhanh-nhanh cho phép người nhảy dậm nhẹ hay thêm thắt vào những ngẫu hứng của riêng mình trong nhịp bỏ trống. Cũng có những tranh cãi cho rằng có rất nhiều đặc điểmtrong Salsa, 2 bước nhảy nên được xem là một và theo đó thì nhịp nhảy sẽ được đếm từ 1 đến 8 kéo dài hai nhịp nhạc.
Thông thường, nhạc để nhảy Salsa là một phức hợp của những giai điệu từ bộ gõ Châu Phi dựa trên Son clave hay Rumba clave. Âm nhạc thích hợp để nhảy Salsa cũng rất phong phú: có thể là loại nhạc chậm khoảng 70 nhịp/phút hay loại nhạc nhanh khoảng 140 nhịp/phút. Thông thường thì nhạc Salsa sẽ ở vào khoảng 80-120 nhịp/phút.

Không gian nhảy

Salsa là một hình thức spot dance, có nghĩa là người nhảy không cần phải đi hết sàn nhảy mà thường nhảy xung quanh một khu vực cố định trên sàn, xoay quanh nhau và đổi chỗ cho nhau. Di chuyển quanh sàn cũng không bị cấm tuy nhiên hình thức này thường được dùng trong biễu diễn hơn. Trong một buổi nhảy salsa bình thường, nếu người nhảy chiếm quá nhiều không gian trên sàn nhảy bằng cách di chuyển quá rộng cũng không phải là một điều tốt.

Bước cơ bản

Bước cơ bản phổ biến nhất trong tất cả các biến thể salsa khác nhau là bước nhanh-nhanh-chậm 2 lần trong 2 bước nhảy 4 nhịp (hay 1 bước nhảy 8 nhịp). Bước nhanh sẽ nằm ở nhịp 1 và nhịp 2 và bước chậm thật ra là một bước nhanh ở nhịp 3 theo sau là một khoảng nghỉ hay bước dậm ở nhịp 4. Người nhảy sẽ bước như sau: trái-phải-trái-nghỉ/dậm rồi phải-trái-phải-nghỉ/dậm. Những ngoại lệ đáng chú ý là kiểu nhảy Mambo, Power On2 và Colombia sẽ bắt đầu chuỗi các bước nhảy ở nhịp 2; và kiểu Cuba là kiểu nhảy có thể bắt đầu ở bất cứ nhịp đếm nào. New York Mambo là kiểu nhảy rất đặc trưng vì nó bắt đầu ở nhịp 1 và nghỉ ở nhịp 2 có nghĩ là thay vì người nhảy bước chân trái về phía trước ở nhịp 1, dậm chân trái tại chỗ ở nhịp 2 và sau đó bước chân phải về lại vị trí ban đầu, người nhảy sẽ dậm chân trái ở nhịp 1, bước chân phải về sau rồi chuyển trọng tâm về chân trái.

Rock step/break step

Rock step là một bước rất quan trọng trong tất cả các kiểu nhảy Salsa. Bước này có 2 chức năng: thứ nhất, break step sẽ xuất hiện ở cùng một nhịp trong suốt các bước nhảy cho phép người nhảy tạo được sự liên kết và tìm được điểm tương đồng với nhau để có được sự hoà hợp về nhịp cũng như là các bước nhảy; thứ hai, nhờ có bước này mà người nhảy có thể giữ được lực cánh tay và tạo điều kiện để chuyển sang các bước nhảy khác. Những kiểu nhảy Salsa khác nhau được phân biệt căn cứ trên việc break step được thực hiện ở nhịp nào.

Bước cơ bản nhịp 1 (On 1)

Bước cơ bản nhịp 1 kiểu New York.
Ở nhịp 1,2 và 3, người dẫn bước lên trước, chuyển trọng tâm, và bước trở lại vị trí ban đầu. Ở nhịp 5,6 và 7, người dẫn bước lùi về, chuyển trọng tâm và bước trở lại vị trí ban đầu. Người theo cũng bước tương tự nhưng khi người dẫn bước lên thì người theo phải lùi lại để cả hai người có thể bước nhịp nhàng với nhau thành một thể thống nhất. Bước cơ bản này là một phần của rất nhiều những bước đi khác. Chẳng hạn như người dẫn có thể đi bước cơ bản trong khi cho người theo xoay.
Bước cơ bản có những biến thể sau, thường được gọi là các "break".
  • Forward break: có thể bắt đầu từ cả hai chân: bước lên trên, chuyển trọng tâm, trở về vị trí ban đầu trong khi đếm 1,2,3 hay là 5,6,7.
  • Back break: có thể bắt đầu từ cả hai chân: bước lùi lại, chuyển trọng tâm, trở về vị trí ban đầu trong khi đếm 1,2,3 hay là 5,6,7.
  • Side break: có thể bắt đầu từ cả hai chân: bước sang trái hay phải, chuyển trọng tâm, trở về vị trí ban đầu trong khi đếm 1,2,3 hay là 5,6,7.

Bước cơ bản nhịp 2 (On 2)

Trong nhiều trường phái khiêu vũ cổ điển theo kiểu "mambo cơ bản", người dẫn sẽ bắt đầu bằng cách bước chân sang trái ở nhịp 1 và thực hiện break step ở nhịp 2 trong khuông nhạc thừ nhất.
Nếu break step được thực hiện ở nhịp 2 và nhịp 6 khi đó sẽ gọi là bước cơ bản nhịp 2. Ở Bắc Mỹ, có 2 cách d8ể nhảy bước cơ bản nhịp 2 như sau:
  • Power-On2 thực hiện bước break step ở nhịp 2 và 6 và đứng thẳng người ở nhịp 1 và 5.
  • Eddie-Torres-On2 thực hiện bước break step ở nhịp 2 và 6 và đứng thẳng người ở nhịp 4 và 8.

Eddie-Torres-On2

Người dẫn bước nhẹ về phía sau bằng chân trái ở nhịp 1, sau đó thực hiện break step chuyển trọng tâm sang chân phải ở nhịp 2. Ở nhịp 3, chân trái sẽ bước trở về vị trí ban đầu và trọng tâm đồng thời cũng được chuyển về chân trái trong nhịp 3 và 4. Nhịp 5, người dẫn bước về phia trước bằng chân phải rồi chuyển trọng tâm sang chân trái ở nhịp 6. Ở nhịp 7, chân phải sẽ bước trở về vị trí ban đầu và trọng tâm đồng thời cũng được chuyển về chân phải trong nhịp 7 và 8 chuẩn bị cho nhịp 1 của bước nhảy tiếp theo.
Sở dĩ cách nhảy này được gọi là Kiểu Eddie Torres là vì nó đã được Eddie Torres chuẩn hoá và phổ biến rộng khắp cho dù Eddie không phải là người sáng tạo ra cách nhảy này. Eddie Torres là người đã mang đến một phương pháp giảng dạy rõ ràng thông qua rất nhiều những băng video giúp rất nhiều người New York đến với Salsa. Trong những băng video này, Eddie Torres gọi kiểu này này là "Night Club Style"[1].

Phân tích bước nhảy cơ bản nhịp 2

Cũng cần lưu ý rằng hầu hết những người nhảy theo kiểu Torres thường lướt nhanh qua nhịp 1 và 5. Điều đó có nghĩa là người nhảy bắt đầu bước sớm hơn một chút trước khi nghe thấy nhạc chơi ở nhịp 1 và 5. Điều này có thể thấy được rất rõ khi xem họ nhảy và nghe họ đếm [1]. Có thể điều này thoạt nghe hơi lạ nhưng nếu phân tích bước nhảy sẽ thấy dễ hiểu hơn. Tiếng đếm "một" sẽ rơi vào khoảng giữa nhịp 8 và nhịp 1 của bài nhạc cũng như tiếng đếm "năm" thì giữa nhịp 4 và nhịp 5 của nhạc. Như thế, khoảng cách giữa nhịp 1 (sớm) và nhịp 2 sẽ bằng khoảng cách giữa nhịp 3 và nhịp 5 (sớm) và bằng đúng một nốt đen chấm. Chính vì điều này mà mô hình "nhanh-nhanh-chậm" của bước nhảy cơ bản nhịp 1 đã được chuyển thành "chậm-nhanh-chậm" trong bước nhảy cơ bản nhịp 2 và làm giả, bớt sự khác biệt giữa các nhịp nhanh (bằng 1 nốt đen) và các nhịp chậm (bằng 1 nốt đen chấm) giúp cho cách nhảy này có được sự trôi chảy và lả lướt.
Nếu chú ý vào từng nhịp nhảy, sẽ thấy rằng trong bước cơ bản nhịp 2, mỗi nhịp nhảy đòi hỏi có sự di chuyển của chân sẽ đều rơi vào nhịp đếm "chậm" trong khi việc chuyển trọng tâm vốn đơn giản hơn sẽ rơi vào nhịp đếm "nhanh" và đều đó làm cho bước nhảy này trở nên tự nhiên và thoải mái hơn.

So sánh hai bước nhảy cơ bản nhịp 1 và nhịp 2

Xem xét một cách chi tiết, rõ ràng, hai người bạn nhảy sẽ không thể nào mỗi người mỗi nhảy theo một ước cơ bản riêng vì bước break step của mỗi bước được thực hiện ở các nhịp đếm khác nhau.
Khi nhảy theo kiểu On 2, bước break step sẽ diễn ra cùng lúc với nhịp vỗ mạnh (accented slap) từ tumbao của conga, trong khi đó nhảy theo kiểu On 1, bước break step sẽ điễn ra cùng lúc với nhịp đầu tiên. Vì lý do này, bước On 2 được xem là thiên về nhịp điệu hơn trong khi bước On 1 thì thiên về giai điệu hơn.
Cần lưu ý rằng, bước On 2 phổ biến có người dẫn bước lùi trước và người theo bước tiến tương ứng trong khi bước On 1 thì ngược lại.

Các bước xoay cơ bản

Các bước sau sau đây được dùng trong tất cả các trường phái nhảy Salsa.
  • Spot Turn (xoay tại chỗ) – một hay cả hai người nhảy xoay 360° nhưng vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu sau khi xoay.
  • Extension – hai người nhảy hướng về hai phía ngược nhau tạo nên một lực căng cánh tay. Bước xoay này thường dẫn đến một bước xoay tại chỗ hay in-and-out.
  • In-and-Out (Copa) - từ vị trí chéo tay (tay trái phía trên tay phải), người dẫn thực hiện môt bước extension, sau đó kéo người nữ lại bằng tay phải đồng thời vòng tay trái qua đầu người nữ để chuyển tay sang phía bên kia làm người nữ xoay 180° sang bên trái. Người nữ sau đó sẽ được đẩy ra lại hay ít nhất phải thực hiện một nửa cú quay trái khác để có thể quay lại đối diện với người dẫn.
  • Cross Body Lead – người theo sẽ được hướng dẫn để hoán chuyển vị trí với người dẫn bằng cách cả hai di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Bước này cũng xuất hiện trong các điệu nhảy Latin khác như là Cha-cha-cha.
  • Reverse Cross Body Lead – giống như Cross Body Lead nhưng sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
  • Basket – Là một kiểu của extension nhưng người dẫn đứng sau người theo và giữa tay người theo vòng quanh vai người theo trong khi người theo bước về phía trước và người dẫn bước về phía sau.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

History of salsa in Hanoi

In 2002, Press Club Hanoi usually had a Latin Night on every Friday. Whenever the Salsa music was played, few Latino couples danced while everyone stand in circle and supported them. On one of these nights, Raoul Imbach, Vice-Ambassador of Swiss Embassy in Vietnam, joined in to Salsa and a lot of people followed him.

Thought that everyone like it, in 2003, Raoul opened the first Salsa class in Hanoi, and with his friends Roberto (from Cuba) and Arif (from Malaysia), all had tried the best with enthusiasm to run the class. They had moved to many places like Roma Cafe, Quyen Van Minh's Jazz Club,...The most important thing that Raoul has done was to create a place for the young for entertainment, relaxing by dancing.

When Sheraton was built in 2004, it became an official place for weekly dance at Nutz Pub. The Vietnamese instructors who joined Raoul to teach salsa there were An and Thanh Phuong. Some people who joined Raoul from the beginning had published information to the forum of dancer community in Hanoi and asked them to join. This was the second milestone that marked the "attack" of Salsa to Hanoi. These people with their enthusiasm has helped Salsa in Hanoi to grow quickly.

Nutz was not the only place for Salsa, but a very important one.

Initially Nutz Pub didn't charge entrance fee, then they started charging VND25,000/ticket, then to VND60,000/ticket with 2 free soft drinks. Although knowing that commercial is was necessary, it seems too expensive compared to living standards in Hanoi, especially because a lot of Salsa dancers are still students. But when later Anton-Ara taught Salsa there and worked as DJs, Salsa dancers started coming back to the Nutz Bar.

At the end of the year 2007 another problem was, that since the New Century discothek had been closed, disco dancers in Hanoi had no place to go and therefore flocked into Nutz Bar at Sheraton. That affected the business at Nutz Bar to their commercial favour. Salsa dancers' mood and their schedules to dance Salsa shortened. After a short time it was clear that disco dance improved the business at Nutz Bar more then Salsa dancers, and in consequence in December 2007 Nutz Bar canceled the Salsa nights completely.

After that, a lot of places open for/with Salsa to attract customers like Melia, ODC, HYEC, Bull Cafe, Smokie, Roma Cafe... For the first time, Salsa is recognized as a dance taught in some Dance Sport centers, and taught by Vietnamese (Hoang Phuong). This is a big effort as Salsa is still being considered "street dance" as oppose to Dance Sport, which is considered "high class".

The first Salsa competition in Vietnam has been organized by Nutz Pub in March 2006. Dinh Sy and Sao Mai have won Salsa King and Queen of Hanoi award. This competition has hiked Salsa in Hanoi. More classes have been opened, and more people joined due to reasonable or low fee. Even people can dance salsa with as low as VND5000 at ODC at the weekend.

Salsa Vietnam together with Salsa World

A bit about Salsa in HCMC. Salsa started at about the same time as in Hanoi, about 4 years ago. There was salsa class by a French instructor named Fabien at La Casa Latina, but only a few then followed. After that, another Spanish Urko opened class at La Habana, and Frederik also opened classes.

Although HCMC is bigger city and more dynamic, but Salsa activities here was only among the foreigners. One of the reason is not many Vietnamese take part in the Salsa community. But after Salsa has been taught in RMIT in HCMC, it has been developed very well there.

Salsa Bangkok Fiesta 2006 marked the first appearance of Salsa Vietnam in Thailand. Salsa Vietnam has been listed in the website www.salsapower.com where Phan Y Ly is the contact. This is the place for Salsa dancers to find information about salsa classes, clubs in Vietnam. Hence more dancers has come to Vietnam and shared experience as well as gave lesson.

Latest developments

In Sep 2006, Salsa Hanoi said good bye to Raoul (the founder of Salsa Vietnam) as his term in Vietnam has terminated. The dance couple Anton Berchenko - Ara Hwang, following an invitation from a Vietnamese Salsa dancer, has decided to move to Vietnam to develop Salsa here.

It can be said that this is a new era of Salsa Vietnam, as it has been recognized in dance community in Hanoi. From here, lot of students with good technique and music sense (Benkai Hoang, Quang Anh, Duy, Ly, Sao Mai, Thanh,...) which has improved quality of Salsa in Hanoi.

Looking back at the development of Salsa in Hanoi, it has been founded by foreigners and developed by both foreigners and Vietnamese। It now becomes more and more popular in Hanoi.

by Sao Mai.


Lịch sử ra đời của Salsa - Bachata

Salsa

Vào năm 1928, khi Ignacio Pinetre sáng tác một bản nhạc có tựa đề "Echale Salsita" có nghĩa "Thêm gia vị" - sau gọi tắt là salsa và ông cũng không ngờ rằng những năm sau này nó trở thành điệu nhảy giao tiếp rất thịnh hành trên thế giới.
Cũng như điệu Tango Arhentino, Salsa phản ánh cuộc sống của những người da đen trong các khu ổ chuột. Họ mong muốn sử dụng những bước nhảy trên nền nhạc salsa để thể hiện những khát khao, cuộc sống và tình cảm của họ. Tiền thân nhạc salsa là nhạc son một phong cách âm nhạc vùng Afro-Caribe. Có nhiều ảnh hưởng của các loại nhạc Cuba như Cha cha, Rum ba hay Mambo. Các nhạc cụ như trumpets kết hợp trombones tạo những phong cách rất đặc sắc cho nhạc salsa. Nên không ngạc nhiên khi thấy người ta có thể nhảy cùng một lúc kết hợp nhiều điều Latin như : samba, mambo và salsa (ví dụ như phần Latin Rhyme trong VCD của Pergy Spencer). Ngay cả bảo thủ như người Anh, năm 1996, cũng ra đời một cuốn sách viết riêng cho salsa có tên là "Dance Crazy -Salsa : Steps, Style, Spirit" tác giả là Paul Bottomer, một nguời chuyên nghiên cứu về các điệu Latin như: American Country Line, Tango Arhentino, Rock'n'Roll và Salsa...


Bachata



Bachata là điệu nhảy nằm trong hệ thống các điệu gốc Latin. Âm nhạc có nguồn gốc từ Cộng Hòa Dominica- 1 nước thuộc Pháp nằm ở trung Mỹ. Nó không phổ biến như Salsa nhưng luôn được nhẩy kèm trong các Salsa party cùng với Merengue hay Zouk... Người ta thường chỉ nhắc đến Salsa cho gọn, nhưng những ai đã chơi Salsa thì phần lớn đều chơi Merengue và Bachata.
Còn nhớ câu nói của Shawn Tay trong kỳ tập huấn: "Tại sao mọi người lại thích dancing?" và ông cũng trả lời "mọi người thích dancing trước hết vì âm nhạc nó hay, nó hấp dẫn...". Và Bachata rất đúng trong trường hợp này. Nhạc Bachata vô cùng lãng mạn và đáng yêu... nghe nó chúng ta cảm thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng và đầy mê đắm... Ông đã rất đúng khi đặt Bachata vào giữa Cha Cha cha và Rumba. Bachata không nhanh, không sôi động như Salsa và Chachacha... nhưng cũng quá đủ để làm trái tim chúng ta rộn ràng!!! Bachata không chậm và ngấm ngáp như Rumba nhưng cũng đủ thời gian để chúng ta chuyền cảm xúc đến chuyển động của từng thớ thịt, góc xương... Chơi Bachata chúng ta cảm thấy được sự thư giãn tối đa.
- Bachata có thể được nhẩy đôi với nhau hoặc nhẩy theo tập thể đổi partner vòng tròn. Có thể nhẩy Bachata trong tư thế Closed hold bình thường như Rumba hay Cha cha cha- tay trái nam cầm tay phải nữ, tay phải nam đặt vào giữa lưng nữ, đứng cách nhau khoảng 30cm.
- Với những bạn có mối quan hệ thân mật hơn, có thể nhẩy gần nhau hơn đến xát người. Trong trường hợp này tay trái của nam có nhiều sự lựa chọn, hoặc là kéo tay phải nữ xuống thấp phía hông mình, hoặc khóa tay nữ lại , hoặc ép khuỷu tay vào ngực mình... Tuy nhiên điều này hoàn toàn không phải là bắt buộc. Bachata sexy hay không tùy thuộc vào chuyển động cơ thể, cá tính người nhẩy, chứ không phải do nhẩy sát nhau.
- Bachata không có yêu cầu đặc biệt về posture. Tuy nhiên nó luôn được nhẩy với flexed knees như standard.
- Bước cơ bản Bachata rất đơn giản, bao gồm 3 bước sang ngang và 1 bước kích chân không trọng lượng. Có thể coi 3 bước sang ngang như 1 bước Chasse' sang ngang trong chacha với đầu gối mềm. Khi đã nhẩy thành thạo có thể thay bước kích chân bằng 1 cú hích hông rất mềm mại.
- Khi đã nhẩy tốt có thể thêm vào các bước quay phải, trái trên 3 bước trong tư thế opened alternative từng người quay, hoặc cùng quay trong tư thế closed. Cũng có thể thêm vào các động tác Caress chân hoặc tay thật mềm mại.
- Khi giỏi hơn nữa, nam có thể biến nhịp để tạo ra Shadow Position trước nữ hoặc sau nữ... hoặc tạo ra những bước đổ nhẹ.
- Âm nhạc và nhịp điệu của Bachata cho phép chúng ta sáng tác rất nhiều bước nhẩy. Tuy nhiên cũng giống như nhiều điệu nhẩy khác, điều quan trọng nhất là cảm nhạc và chuyển động các khối cơ thể sao cho đúng chất chứ không cần phải cố tạo ra quá nhiều bước.
Merengue



Merengue là một điệu nhẩy truyền thống của cộng hòa Dominica và quốc gia láng giềng Haiti, bởi một điều đơn giản là hai quốc gia này cùng chia sẻ một hòn đảo. Có hai quan điểm về sự ra đời của điệu nhẩy Merengue. Một câu chuyện kể rằng điệu nhẩy này có nguồn gốc gắn liền với những người nô lệ ở Dominica trong quá khứ, họ làm việc tại những đồn điền trồng mía, chân bị xích lại với nhau thành một hàng dài trong khi làm việc và vì vậy khi cắt mía họ buộc phải lê chân sát đất theo nhịp đập của trống. Chuyện thứ hai kể rằng một vị anh hùng vĩ đại đã bị thương ở chân trong cuộc cách mạng của cộng hòa Dominica, và một bữa tiệc của những người dân làng được tổ chức để chào đón ông trở về nhà, để tỏ lòng kính trọng cũng như chia sẻ sự đau đớn với vết thương ở chân của vị anh hùng, mọi người đã nhẩy với một chân được kéo lê.
Merengue đã tồn tại song song cùng lịch sử của cộng hòa Dominica (ở Haiti có một điệu nhẩy tương tự được gọi là Meringue)। Giữa thế kỉ thứ mười chín, Merengue rất thịnh hành ở cộng hòa Dominica, không chỉ thống trị trong những lễ hội khiêu vũ tại Dominica mà nó còn được biết đến trên khắp vùng Caribé và Nam Mỹ và trở thành một trong những điệu nhẩy Mỹ la tinh tiêu chuẩn.

Sưu tầm

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Một vài thắc mắc về salsa

  • Có nên có một partner cố định?

Bạn không cần thiết phải có bạn tập cùng khi học Salsa. Thời gian gần đây, các lớp Salsa cơ bản đều không khuyến khích học viên có một bạn nhảy cố định. Nếu trong trường hợp bạn đã có một bạn nhảy, lưu ý rằng sẽ có một vài bất lợi đi kèm với những thuận lợi khi bạn tập khiêu vũ với một bạn nhảy cố định.

Thuận lợi của việc có partner là bạn đã có một bạn nhảy để thực hành những bước Salsa cơ bản thông thường, điều đó rất tuyệt vời bởi thực hành vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không nên chỉ thực hành với một người duy nhất, bởi nếu chỉ nhảy với một người cố định, bạn sẽ không phát hiện được lỗi sai của bạn và bạn nhảy hoặc bạn sẽ quá quen với bước nhảy của người dẫn nên sẽ có thói quen đoán trước bước nhảy. Vì vậy, từ khi bắt đầu học lớp cơ bản, bạn nên tập với một bạn nhảy khác nữa và bạn sẽ sớm phát hiện ra lỗi mà bạn và bạn nhảy mắc phải. Trong quá trình phát triển kĩ năng dẫn hoặc theo của bạn, tốt nhất là nhảy với càng nhiều người khác nhau càng tốt để tránh việc bạn nhảy quá quen thuộc với sự di chuyển của bạn, cũng như sửa những lỗi mà bạn mắc phải.

  • Bạn có cần một đôi giày đặc biệt dành cho Salsa???

Khi bạn mới học nhảy, giày và quần áo dành riêng cho khiêu vũ là không cần thiết. Chỉ cần mặc những bộ quần áo khiến bạn cảm thấy thoải mái và một đôi giày với đế bằng da thật (Bạn sẽ khó thực hiện bước quay với giày đế cao su, nhưng nó vẫn ổn nếu bạn đang học lớp cơ bản). Không đeo nữ trang hoặc hạn chế đeo khi nhảy vì nó có thể móc, cào xước hoặc làm đau bạn nhảy của bạn.

Ở trình độ cao hơn, khi nữ phải thực hiện rất nhiều bước quay, bạn nhất thiết phải có một đôi giày nhảy với đế bằng da để thực hiện tốt bước quay (đế giày mỏng bằng da thật là lí tưởng nhất). Bạn lưu ý là giày dành cho tập nhảy ở câu lạc bộ và giày đi chơi sàn nên cùng loại với nhau. Nếu giày tập có gót cao 5cm thì khi đi nhảy bạn nên có đôi giày gót cao 5cm để không gặp vấn đề về thăng bằng.

Nếu bạn muốn tập chuyên nghiệp và tốn nhiều thời gian tập thì bạn nên đầu tư một đôi giầy ballroom chuyên nghiệp (với đế bằng Suede mỏng), nhớ là chỉ dùng để nhảy và không đi ra đường, có thêm một đôi giẩy thể thao êm ái với đế được thiết kế để quay dùng cho tập luyện những bước Solo.

  • Không khí trong lớp học nhảy nên như thế nào?

Không khí trong lớp học có vai trò rất quan trọng, nó sẽ tạo sự thoải mái và dễ chịu giữa giáo viên với các học viên xung quanh bạn. Một không khí vui vẻ và hòa đồng sẽ làm tăng khả năng tiếp thu của bạn. Có những vũ sư không phải lúc nào cũng nắm được sự kiểm soát lớp học của họ, một số giáo viên thì lại dạy học viên theo kiểu cứng nhắc của quân đội. Một môi trường học tập vui vẻ luôn luôn tốt. Giáo viên có được một lớp học với số lượng nam và nữ cân bằng tương đối là tốt nhất, nếu không được như vậy thì sẽ luân chuyển partner của các đôi nhảy liên tục. Cũng đừng quên rằng rất khó để có một lớp học với số lượng nam và nữ cân bằng. Tuy nhiên nếu có khoảng 20 cô gái đăng kí học trong khi chỉ có năm chàng trai, như vậy nhiều bạn gái sẽ không thể kiếm được một bạn nhảy cho cả khóa học, thậm chí ngay cả khi giáo viên áp dụng việc đổi bạn nhảy. Như vậy có thể bạn phải tìm một khóa học với số lượng học viên nam - nữ cân bằng hơn, vì vậy bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để thực hành bước nhảy cùng bạn nhảy của bạn.

  • Tôi đã từng chơi khiêu vũ, vậy tôi sẽ học Salsa nhanh hơn đúng không???

Có một nền tảng về khiêu vũ sẽ không thực sự có ích nếu bạn muốn học nhanh hơn, mặc dù nó sẽ giúp bạn ở một số điểm. Đã kiến thức cơ bản về khiêu vũ có nghĩa là bạn đã có kĩ năng phối hợp bước chân, giữ thăng bằng, những bước quay và bước chuyển trọng tâm tốt... Có một nền tảng về âm nhạc trước khi học khiêu vũ cũng rất có ích, nó sẽ giúp bạn có cảm giác về nhạc tốt. Tuy nhiên, một vài vũ công lại có những nền tảng về khiêu vũ khác biệt so với Salsa, và chính điều này khiến họ phải phá bỏ những thói quen học được từ những điệu nhảy trước đó để có thể nhảy được những điệu khác. Một ví dụ cụ thể cho quan điểm này là các vũ công Ballet đang học để nhảy được Salsa. Một vũ công Ballet có thể mang rất nhiều những kĩ năng tuyệt vời để áp dụng khi nhảy Salsa như khả năng giữ thăng bằng, dáng điệu, kĩ năng nghe nhạc, kĩ năng thả lỏng cơ bắp... và dù Salsa chỉ là một điệu nhảy đường phố nhưng các vũ công Ballet vẫn gặp phải những vấn đề lớn. Họ chưa bao giờ có cảm giác được dẫn, cơ thể của họ phải được giữ vững, không được quá lỏng lẻo và trọng tâm của họ thường được nâng lên cao khỏi mặt đất... Chính điều này khiến cho các vũ công đó nhảy trông giống như Ballet hơn là Salsa.

Salsa hiện đại được ảnh hưởng từ rất nhiều điệu nhảy khác. Các vũ công nhảy Hip-hop, Ballroom, Swing hoặc những điệu nhảy khác có thể sử dụng những kĩ năng của họ để thêm vào bước nhảy Salsa thuần túy và tạo ra bước nhảy đặc trưng của họ. Thực tế thì rất nhiều vũ công Salsa chuyên nghiệp đã học được những kĩ năng từ rất nhiều phong cách khác nhau để nâng cao trình độ Salsa của họ. Học Hip hop hoặc Jazz để tăng thêm tính vui nhộn, học Ballet để cải thiện bước quay và dáng khi nhảy, học Ballroom để tác động đến bước chân của họ và kiểm soát cơ thể tốt hơn... Và mặc dù bạn đã từng chơi những điệu nhảy khác hoặc chưa bao giờ, thì đừng quên rằng Salsa có những đặc trưng riêng của chính nó. Đừng biến những đặc trưng đó thành những đặc trưng của điệu nhảy khác.

  • Có phải một vũ công giỏi cũng là một vũ sư giỏi???

Có những vũ công giỏi cũng là những vũ sư giỏi, nhưng điều này không đúng với mọi trường hợp. Những kĩ năng dành cho một vũ sư không giống như những kĩ năng của một vũ công, vì việc dậy nhảy yêu cầu phải có những hiểu biết về kĩ thuật khiêu vũ một cách chuyên sâu cũng như có những kiến thức về sự di chuyển của cơ thể con người. Đây là những kĩ năng có được thông qua kinh nghiệm và sự đào tạo. Nhưng thậm chí một vũ sư đã có đủ những kĩ năng trên thì họ vẫn cần khả năng truyền đạt bằng miệng và bằng mắt cho học viên để họ có thể tiếp thu tốt bài giảng. Những vũ công giỏi chưa hẳn đã hội tụ đủ những yêu cầu trên, vì vậy không thể cho rằng một vũ công giỏi cũng là một vũ sư giỏi. Cách duy nhất để đánh giá được một vũ công có thể là vũ sư giỏi hay không là tham gia vào lớp học của anh ta/chị ta hoặc hỏi ngay học viên của họ.

  • Muốn nhảy tốt, người dẫn phải giỏi hơn người theo???

Thông thường nam sẽ là người dẫn, và sẽ có nhiều mối bận tâm hơn so với các bạn nữ trong quá trình bắt đầu tập. Ngoài nhịp nhạc, giữ khung, bước chân và nhớ các bước nhảy, người dẫn phải tập trung vào việc dẫn của họ. Đây chính là phần phức tạp nhất trong khiêu vũ nói chung và Salsa nói riêng. Những yêu cầu đối với người dẫn là phải có kết nối tốt với bạn nhảy, giữ nhịp nhạc thật chuẩn và thường họ chỉ tiến bộ khi thực hành với rất nhiều bạn nhảy khác nhau. Nếu bạn là nữ, bạn có thể được bạn nhảy nhắc bước nhảy trong khi nhảy, nhưng với các bạn nam thì không có sự "xa xỉ" này. theo cũng là một nghệ thuật và thường các bạn nữ phải tốn nhiều thời gian để đạt được sự chính xác. Một chân nữ tốt phải có được sự nhạy cảm để phản ứng lại tín hiệu của người dẫn, có khung tốt và "sự căng cánh tay" hợp lí ở cổ tay và cùi trỏ. Một điều cực kì quan trọng là các bạn nữ phải học để không được đoán trước bạn nam đang định dẫn gì. Thêm vào đó bạn nữ phải thự hiện rất nhiều bước quay, điều rất khó đối với các bạn ở trình độ cao. Tuy nhiên, thông thường người dẫn sẽ mất nhiều thời gian học hơn so với người theo.

Có những lí do khác giải thích tại sao những bạn nữ mới học có thể học được những bước nhảy ở sàn nhanh hơn ở trên lớp khi họ được dẫn bởi những chân nam có trình độ cao hơn. Còn những bạn nam ở trình độ cơ bản, khi dẫn những bạn nữ ở trình độ cao hơn thường bị giới hạn trong trình độ và những bước nhảy của họ. Bạn hãy nhớ rằng ngày nay, các bạn nam và nữ không còn bị giới hạn trong vai trò theo và dẫn như trước đây, xin đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy một cô gái đang dẫn một chàng trai nhảy khi bạn đến một Nightclub nhé!


Nguồn: mot-so-thac-mac-ve-dieu-nhay-salsa&catid=21:tai-lieu&Itemid=48

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Zouk - Lyrics to Whatever Will Be - Freitass feat. Vanessa Hudgens





Sometimes I feel like I'm a bird with broken wings
At times I dread my now and envy where I've been
But that's when quiet wisdom takes control
At least I've got a story no one's told

[Chorus]
I finally learned to say
Whatever will be will be
I've learned to take
The good, the bad and breathe
'Cause although we like
To know what life's got planned
No one knows if shooting stars will land

These days it feels naive to put your faith in hope
To imitate a child, fall backwards on the snow
'Cause that's when fears will usually lead you blind
But now I try to under-analyse

[Chorus]

Is the rope I walk wearing thin?
Is the life I love caving in?
Is the weight on your mind
A heavy black bird caged inside?

Say
Whatever will be will be
Take
The good, the bad
Just breathe

'Cause although we like
To know what life's got planned
No one knows if shooting stars will land

Whatever will be will be
I learned to take
The good, the bad and breathe
'Cause although we like
To know what life's got planned
Thing like that are never in your hands
No one knows if shooting stars will land



Sometimes I feel like I'm a bird with broken wings
At times I dread my now and envy where I've been
But that's when quiet wisdom takes control
At least I've got a story no one's told

[Chorus]
I finally learned to say
Whatever will be will be
I've learned to take
The good, the bad and breathe
'Cause although we like
To know what life's got planned
No one knows if shooting stars will land

These days it feels naive to put your faith in hope
To imitate a child, fall backwards on the snow
'Cause that's when fears will usually lead you blind
But now I try to under-analyse

[Chorus]

Is the rope I walk wearing thin?
Is the life I love caving in?
Is the weight on your mind
A heavy black bird caged inside?

Say
Whatever will be will be
Take
The good, the bad
Just breathe

'Cause although we like
To know what life's got planned
No one knows if shooting stars will land

Whatever will be will be
I learned to take
The good, the bad and breathe
'Cause although we like
To know what life's got planned
Thing like that are never in your hands
No one knows if shooting stars will land


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Hướng dẫn nghe nhạc Salsa

1) Salsa - on the beat .
Bộ này hướng dẫn nghe nhạc salsa với các nhạc cụ lần lượt là :
- Trống conga.
- Clave 2-3 và clave 3-2.
- Cowbell
- Piano.
- Bass.
Sau đó là kết hợp giữa các nhạc cụ với nhau.
Link đây :
http://www.mediafire.com/?iqrqmkmynyn
kết hợp với tài liệu này :
http://www.mediafire.com/?jeji3ylojwu
Lúc mới tập nghe mình ghi hẳn ra 1 đĩa , lúc tắm cũng nghe , nấu cơm cũng nghe , nói chung là nhồi mọi lúc mọi nơi [:Đ cho đến khi thuộc làu âm thanh của bộ gõ thì chuyển sang luyện cái thứ 2 :
2) http://www.salsabeatmachine.org/
Cái này thì đa dạng hơn cái 1 nhiều Mỗi nhạc cụ phải có đến vài kiểu chơi , đặc biệt piano cho tung hỏa mù đến tận 15 kiểu chơi , đếm thử thấy khó thật nhưng thôi cứ đếm cho biết

Lí thuyết là như thế, còn thực tế là chúng ta nên nghe nhạc salsa thật nhiều và nên hỏi giáo viên xem đếm như thế đã đúng chưa
Ở trên lớp bạn đã đc nhìn tận mắt các nhạc cụ đc chơi như thế nào , điều này sẽ giúp bạn nhớ rất sâu và nếu chơi được nhạc cụ đó thì càng tốt